Để lọt vào top 10 Google với những từ khóa cạnh tranh thật sự không phải là một chuyện dễ dàng. Trong khi đó, nếu may mắn lên được top 1 thì không còn gì hạnh phúc bằng. Tuy nhiên, công việc SEO để đưa website lên top 10 website hàng đầu đang bị thách thức rất lớn. Qua bài viết này bạn sẽ đặt ra câu hỏi liệu có cần SEO không ? SEO đang làm mất thời gian và tiền bạc của bạn ? Có nên sử dụng các dịch vụ SEO không ? Thách thức đầu tiên SEO hoặc các kết quả tìm kiếm tự nhiên phải đối mặt chính là Adwords. Thật mỉa mai thay một mặt Google khuyến khích các webmaster
tối ưu website cho tốt để được thứ hạng cao trên các kết quả tìm kiếm, đặc biệt nếu tối ưu tốt bạn sẽ được đặt ở vị trí top 1 trên trang nhất của Google. Nhưng :
Theo hình trên tôi không nghĩ từ khóa của thiết kế web của Vinalink đang đứng top 1, nếu đứng ở cách nhìn của một người tìm kiếm thông tin bình thường thì DigiVision mới đáng gọi là vị trí top 1 trên trang nhất của Google. Và Google còn làm cho nhiều SEOer ngày càng nản lòng hơn nữa khi các kết quả được tài trợ và các kết quả tụ nhiên có khuynh hướng ngày càng gần nhau hơn và khó phân biệt hơn.
Không những thế, Google còn đang thách thức cả
thế giới SEO bởi kết quả sau đây :
Như các bạn cũng thấy kết quả đã thay đổi trước và sau khi đăng nhập. Đây là kết quả của Personalized Search. Nghĩa là sau khi bạn truy cập vào tài khoản của Google, bạn thường xuyên xem một trang web nào đó, thì khi search kết quả của trang web đó sẽ được xếp cao hơn các trang web khác. Và nếu khi bạn tắt trình duyệt, rồi mở trình duyệt mới thì Google vẫn nhớ tài khoản của bạn một cách tự động, cũng như nhớ những gì mà bạn đã truy cập. Bạn nghĩ bao nhiêu người sử dụng tài khoản của Google ? Điều này có ý nghĩa gì ?Chắc chắn kết quả SEO của bạn sẽ bị phụ thuộc vào Personalized. Hai cái trên đây chưa phải là thảm họa lớn nhất của SEO. Hôm trước, khi ngồi nói chuyện với một người bạn, tôi hỏi nó “Site của cậu đẹp, sao không SEO để nó lên TOP ? ”. Nó trả lời : “Tao cần gì SEO, cái tao quan tâm hơn chính là CRO”. Tôi tò mò hỏi thì được nó giải thích CRO chính là chữ viết tắt của
Conversion Rate Optimization – tạm dịch là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Quan điểm của bạn tôi cho rằng CRO là việc bạn chỉnh sửa các yếu tố trên website, đặc biệt là yếu tố giao diện và từ ngữ để thu hút mọi người thực hiện các hành động mong muốn trên website của bạn. Bạn có thể đọc thêm nhiều hơn về CRO tại
topic này của SEOmoz .
Bạn nghĩ với hai giao diện trên giao diện nào sẽ giúp khách dễ dàng click vào nút "See Plan and Pricing" ? Hoặc ví dụ dưới :
Theo bạn, giao diện nào tạo sự dễ dàng hơn cho khách truy cập ? Theo nhận xét của riêng bản thân tôi, CRO chính là một đối trọng rất lớn của SEO trong tương lai. Các doanh nghiệp cần khách truy cập vào để đặt hàng chứ không phải cần khách truy cập vào rồi ra, sau đó để lại một câu “website này xấu quá”. Qua cuộc nói chuyện trên tôi đang lập kế hoạch để phát triển giaiphaplienket.com theo con đường CRO và SEO chỉ là yếu tố phụ để hỗ trợ cho CRO. Còn một điều nữa mà tôi thật sự sợ, có lẽ không chỉ mình tôi mà tất cả các doanh nghiệp khác đều sợ.
Đó chính là thái độ làm ăn chụp giựt của một số dịch vụ SEO không uy tín. Đây là một mảng tối trong SEO, một cách trực tiếp hay gián tiếp, họ kéo cả thị trường vào sự rối loạn. Ở đây chúng ta không bàn về giá cả cao hay thấp, mà hãy bàn về chất lượng dịch vụ
SEO. Một số dịch vụ hứa thực hiện
SEO lên top những từ khóa HOT trong thời gian rất ngắn, họ dùng mọi cách để lên top, không trừ các thủ thuật đen. Khi bị Google phát hiện, thứ hạng các website bị
Google penalty họ bắt đầu tháo chạy. Để lại một mớ bòng bong cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Rồi khách hàng lại sử dụng dịch vụ SEO khác, thật không may mắn họ lại bị lừa. Ba bốn lần như vậy, khách hàng trở nên “chai” với các dịch vụ SEO và tìm đến các hình thức quảng bá khác với giá cả tương đương.
SEO có đang bị thách thức ? Cuối cùng, SEO đang dần xuất hiện những vết SẸO, những nhược điểm mà trong suy nghĩ của nhiều người hình ảnh của SEO ngày càng giảm giá trị. Qua bài viết này tôi muốn khuyên các doanh nghiệp “Đừng SEO nữa” mà hãy tập trung “phát triển CRO”.