Màn hình bị sọc ngang, sọc dọc, đốm mờ, mất màu hay chết điểm là những hiện tượng thường thấy khi sử dụng laptop. Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc Bệnh viện laptop DELTA (59 Lý Nam Đế) cho biết: hai nguyên nhân chủ yếu gây ra các “bệnh” của màn hình laptop là do lỗi của nhà sản xuất và do người dùng sử dụng đúng cách và 90% “căn bệnh” này đều có thể chữa trị được. Sử dụng chiếc MacBook của Apple từ năm 2006, gần đây, anh Minh Quân (Quận Ba Đình) thấy máy tính của mình có những vết trắng cắt ngang màn hình. Mang chiếc máy đến nhiều cơ sở sửa chữa laptop trên địa bàn Hà Nội, anh đều nhận được câu trả lời laptop của anh bị lỗi ma trận(panel) và không sửa được.
Qua một người bạn giới thiệu, anh tìm đến Bệnh viện laptop DELTA. Sau khi kiểm tra tình trạng của máy, các “bác sĩ” ở đây đưa ra giải pháp là thay thế bẹ cáp mới cho màn hình chiếc MacBook của anh. Là một trung tâm sửa chữa laptop ra đời đầu tiên tại Việt Nam, Bệnh viện laptop DELTA đã đầu tư một kho linh kiện máy tính xách tay “đồ sộ” trong đó có cả những linh kiện của nhiều dòng máy đã cũ để sẵn sàng thay thế cho khách hàng. Chính vì thế, trường hợp lỗi bẹ cáp màn hình ở dòng máy MacBook của anh Minh Quân, đã được các kĩ sư giàu kinh nghiệm ở đây xử lý hoàn tất sau một ngày làm việc.
Theo ông Trần Ngọc Anh, tất cả các máy tính xách tay đều sử dụng màn hình LCD hay plasma do đặc thù thiết kế và tính thẩm mỹ, cơ động và chất lượng hình ảnh, tuy nhiên, nhược điểm của loại màn hình này là độ bền không cao, có thể do lỗi của nhà sản xuất hoặc do trong quá trình sử dụng, người dùng đã không biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách. Trong khi đó, từ trước đến nay, các màn hình laptop bị hỏng đều phải bỏ và thay thế màn hình khác gây lãng phí cho người dùng thì giờ đây một số trung tâm sửa chữa laptop lớn đã đầu tư máy hàn ghép nối băng từ tự động TAB (Tape Automatic Bonding) để giải quyết các sự cố cho màn hình LCD.
Máy hàn băng từ tự động TAB (Tape Automatic Bonding) được sử dụng ở Bệnh viện laptop Delta
Từ tháng cuối năm 2009, Bệnh viện laptop DELTA đã trang bị một máy hàn TAB (Tape Automatic Bonding) LCD hiện đại, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của Đức. Đây là một máy ép nhiệt dạng xung, tích hợp nhiều công dụng như: sửa chữa trên màn hình phẳng, tinh thể lỏng: LCD, PDP (Plasma) với kích thước màn hình cho phép từ 3 đến 80 inches . Đây là chiếc máy để hàn Panel cho màn hình LCD đầu tiên và tối ưu nhất vào thời điểm hiện nay tại Hà Nội với công suất đóng 2 phút/1 TAB. Máy còn có chức năng hàn chíp COG Chip On Glass (hàn những con chip trên kính). Nhờ sự hỗ trợ của những thiết bị sửa chữa chuyên nghiệp và hiện đại, hầu hết các sự cố thường gặp ở màn hình laptop đều có thể sửa chữa được một cách nhanh chóng và tiết kiệm.
Anh Tuyết Minh Tuấn, một kỹ sư giàu kinh nghiệm của Bệnh viện laptop DELTA cho biết, thông thường, màn hình LCD của laptop có tuổi thọ khoảng 10.000 giờ. Tuy nhiên, tùy vào từng model của máy cũng như cách sử dụng mà có độ bền khác nhau. Đặc biệt, màn hình Laptop nhạy cảm với điều kiện môi trường bên ngoài, màu sắc, hình ảnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu không biết cách chăm sóc. Chính vì thế, khi sử dụng laptop, bạn nên đóng mở nhẹ nhàng, tránh gây ra hiện tượng đứt cáp nối giữa mainboard và màn hình. Khuyến cáo của hãng sản xuất là nên mở màn hình ở một góc thích hợp nhất là từ 90 đến 120 độ và không nên đóng mở liên tục nhiều lần trong một thời gian ngắn. “Nếu màn hình có tình trạng bị đứt nét, tối mờ hay chết điểm, người dùng không nên tự ý sửa chữa vì như thế dễ khiến tình trạng của máy hỏng nặng thêm. Cách xử lý tốt nhất khi màn hình bị sự cố chính là mang laptop đến các trung tâm sửa chữa uy tín để được “chẩn đoán” tình trạng bệnh và được tư vấn những cách xử lý tối ưu nhất.” – anh Tuyết Minh Tuấn cho biết.
Một số bệnh thường gặp của màn hình laptop
1. Màn hình bị đứt nét:
- Biểu hiện: màn hình bị vệt trắng hoặc xanh cắt dọc hoặc ngang
- Nguyên nhân: Bị lỗi panel màn hình, cụ thể là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở
- Cách xử lý: Trường hợp bẹ cáp bị gãy, bạn nên đem máy đến những công ty sửa máy chuyên nghiệp để thay bẹ cáp khác mới. Họ sẽ tiến hành dùng máy ép để gắn bẹ cáp vào panel màn hình.
2. Màn hình bị ố hoặc đốm mờ
- Biểu hiện: màn hình bị vết ố màu xám, hoặc màu trắng khá lớn
- Nguyên nhân: do tấm chắn bên trong màn hình bị chuyển màu nên không còn hiển thị đúng màu sắc lên lớp ma trận phía trước
- Cách xử lý: Thay tấm chắn
3. Màn hình điểm chết
- Biểu hiện: Trên màn hình xuất hiện các điểm chết không hiển thị hình ảnh
- Nguyên nhân: Loại lỗi này chủ yếu xuất phát từ khâu sản xuất
- Cách xử lý: Hiện tại, công nghệ sửa chữa chưa cho phép sửa được những điểm chết trên màn hình. Vì vậy, gặp những trường hợp này, bạn nên thay luôn cả màn hình để laptop hoạt động tốt hơn.
Màn hình bị mất màu
- Biểu hiện: màn hình chuyển sang một màu duy nhất
- Nguyên nhân: có thể do bị lỗi ở bộ phận socket Ngoài ra, quá trình đóng mở nấp gập màn hình lâu ngày cũng sẽ gây ra tình trạng lỏng cáp.
- Cách xử lý: thay thế socket mới
4. Màn hình bị tối mờ, nhìn nghiêng mới thấy
- Nguyên nhân: đèn cao áp của màn hình hỏng, cáp màn hình đứt, vỉ cao áp hỏng, mất nguồn từ Mianboard cấp lên.
- Cách xử lý: thay mới với hai trường hợp đầu, kiểm tra thay thế linh kiện điện tử đối với Mianboard và vỉ cao áp.